Theo khoản 1, khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai 2024, điều kiện sang tên sổ đỏ được quy định cụ thể. (Xem chi tiết)
Từ 1/8, khi tách thửa, diện tích tối thiểu bao nhiêu thì được cấp sổ đỏ?
Theo Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8, người dân muốn tách thửa đất phải đảm bảo đất không tranh chấp, có lối đi, kết nối giao thông công cộng, cấp, thoát nước hợp lý.
Cụ thể, Điều 220 Luật Đất đai 2024 quy định về việc tách thửa, hợp thửa đất. Theo đó, người dân có thể tách, hợp thửa đất khi đảm bảo nhiều điều kiện.
Ngoài ra, các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của UBND cấp tỉnh. Nếu thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn mức tối thiểu thì phải đồng thời hợp thửa với mảnh đất liền kề. (Xem chi tiết)
Từ 1/8, người dân lưu ý điều này khi đặt cọc mua nhà hình thành trong tương lai
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ 1/8, chủ đầu tư chỉ được thu tiền cọc mua nhà hình thành trong tương lai (nhà ở trên giấy) tối đa 5% giá bán, cho thuê mua và dự án đủ điều kiện mới được mở bán.
Cùng với quy định về tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, Điều 25 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 cũng có quy định về thanh toán tiền mua bán, thuê mua nhà trên giấy. (Xem chi tiết)
Thu nhập dưới 30 triệu đồng/tháng không nên cố mua nhà
Nguồn cung bất động sản đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý người mua nhà không nên quá sức khi thu nhập dưới 30 triệu đồng/tháng, bởi rất dễ gặp rủi ro về trả lãi vay ngân hàng.
Với các dự án cũ quay trở lại thị trường, để mua nhà người mua cho biết, phải xem xét nhiều vì chất lượng các hạng mục có thể xuống cấp theo thời gian. Tiến độ dự án cũng là vấn đề, bởi các dự án “đắp chiếu” tái khởi động rồi lại "bất động" không hiếm trên thị trường. Nhiều gia đình đã tính đến việc hoãn mua nhà thời điểm này, chờ vài tháng nữa khi các luật mới về bất động sản có hiệu lực. (Xem chi tiết)
Tháp nghìn tỷ trơ xương trên ‘đất vàng’ Hà Nội sắp được hồi sinh
Toà tháp Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị bỏ hoang suốt 9 năm đang hoàn thiện các thủ tục cấp phép, điều chỉnh lại dự án để tiếp tục thi công đưa vào khai thác, sử dụng.
Đại diện Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, dự án được điều chỉnh theo hướng giảm quy mô đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Tổng công ty đang thúc đẩy các thủ tục cấp phép, điều chỉnh lại dự án để tiếp tục thi công, dự kiến cuối năm 2025 hoặc đầu 2026 sẽ đưa công trình vào khai thác sử dụng. (Xem chi tiết)
Cận cảnh khu vực xây tháp tài chính 108 tầng ở Hà Nội
Khu đất gần chân cầu Nhật Tân, thuộc ba xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ, huyện Đông Anh là nơi được quy hoạch để triển khai xây dựng dự án thành phố thông minh, nổi bật là tòa tháp tài chính cao 108 tầng (Phương Trạch Tower).
Dự án do CTCP Đầu tư Phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội (North Hanoi Smart City - NHSC). Đây là liên doanh giữa Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản. (Xem chi tiết)
Nhờ người khác đứng tên sổ đỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa: LĐO)
Khi được cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ) nhưng vì một lý do nào đó bạn vẫn có thể nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận. Khi đó người được nhờ đứng tên là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Hay nói cách khác, người được nhờ đứng tên là “chủ đất”.
Tuy nhiên, khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ sẽ có nhiều rủi ro pháp lý. Cụ thể là 5 trường hợp sau:
1. Nhờ người khác nhận chuyển nhượng mà không có ủy quyền.
Đặc biệt là nhờ đứng tên khi sang tên thì rủi ro lớn nhất là nếu người được nhờ có ý định chiếm đoạt sẽ không chịu sang tên lại, trả lại tài sản, phủ nhận giao dịch dẫn đến xảy ra tranh chấp. Lúc đó, bạn sẽ là người chịu thiệt.
2. Khi Nhà nước thu hồi.
Nếu đủ điều kiện được bồi thường thì người được nhờ đứng tên trên Giấy chứng nhận là người được bồi thường (được ghi tên trong quyết định bồi thường). Nếu người được nhờ có ý định chiếm đoạt, bạn sẽ gặp bất lợi.
3. Người được nhờ đứng tên có quyền hạn pháp lý.
Cụ thể là có thể chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện.
4. Người đứng tên hộ trên sổ đỏ chết thì nhà đất sẽ là di sản thừa kế.
Nếu người thừa kế không thừa nhận hoặc không biết nguồn gốc nhà đất là do được “nhờ” đứng tên thì khi đó dễ xảy ra tranh chấp.
5. Người được nhờ đứng tên có nghĩa vụ tài sản với người thứ ba.
Trong trường hợp quyền sử dụng đất, nhà ở bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ thì quyền, lợi ích của người nhờ đứng tên sẽ không được đảm bảo, thậm chí "mất trắng" tài sản nếu không có chứng cứ để chứng minh.
Theo Lao động
Sổ đỏ sẽ bị thu hồi khi được cấp không đúng quy định. Vậy thủ tục thu hồi sổ đỏ sẽ được thực hiện thế nào?
" alt=""/>Nhờ người khác đứng tên sổ đỏ và những rủi roTheo chính quyền tỉnh Cà Mau, trong những ngày qua, số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng. Trong ngày 24/2, Cà Mau ghi nhận 422 ca mắc mới (4 ca về từ ngoài tỉnh và 418 ca ghi nhận trong tỉnh).
Trong 418 ca trên có 11 ca là giáo viên test nhanh dương tính tại trường (tất cả đã tiêm > 2 mũi vắc xin) và 62 ca là học sinh test nhanh dương tính tại trường (22 ca đã tiêm 2 mũi, 40 ca chưa tiêm trong lứa tuổi học sinh tiểu học).
Trước tình hình trên, Chủ tịch tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, TP Cà Mau tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh.
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm nếu để dịch Covid-19 lây lan trong trường học |
Bên cạnh đó, Chủ tịch tỉnh cũng giao Sở GDĐT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, TP Cà Mau và các đơn vị có liên quan chỉ đạo các đơn vị trường học rà soát học sinh đang thuê nhà trọ để học, không ở gần gia đình, nếu bị nhiễm Covid-19 thì nhà trường, giáo viên chủ nhiệm phải chủ động phối hợp với ngành y tế, chính quyền địa phương, hỗ trợ kịp thời cho học sinh trong quá trình điều trị.
Đồng thời, chủ động theo dõi, khi phát hiện các trường hợp giáo viên, học sinh có những biểu hiện của bệnh Covid-19 thì phải kịp thời thực hiện nhanh các biện pháp giãn cách, không để tiếp xúc gần với các giáo viên, học sinh khác; báo ngay cho trạm y tế kịp thời hỗ trợ thực hiện xét nghiệm sàng lọc theo quy định.
“Trường hợp phát hiện có biểu hiện của bệnh Covid-19, nhưng không báo cáo và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định, nếu để dịch bệnh lây lan trong trường học thì hiệu trưởng các trường phải chịu trách nhiệm”, công văn UBND tỉnh nêu rõ.
Ngọc Chúc
Hướng dẫn mới về công tác phòng chống dịch Covid-19 khi tổ chức dạy trực tiếp được đánh giá thuận lợi hơn, song một số hiệu trưởng băn khoăn về quy định khi một học sinh F0 phải xét nghiệm cả lớp, gây tốn kém.
" alt=""/>Cà Mau: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm nếu để dịch Covid